Top 9 Nét Văn Hóa Hàn Quốc Đặc Sắc Và Nổi Bật Nhất

Văn hóa Hàn Quốc: “Sức mạnh mềm” Kỳ tích sông Hán và Làn sóng Hallyu. Hàn Quốc đã nhanh chóng quảng bá văn hóa dân tộc ra toàn thế giới

Mục lục

Văn hóa Hàn Quốc được lưu truyền qua nhiều thế hệ, là nét đặc trưng riêng biệt của người dân xứ sở kim chi. Hiện nay, không chỉ văn hóa Hàn Quốc du nhập vào Việt Nam mà nó còn tác động đến nhiều quốc gia khác trên thế giới. Vậy để có cái nhìn rõ hơn về những nét văn hóa đặc trưng của Hàn Quốc, đọc ngay bài viết dưới đây nhé!

văn hóa hàn quốc

Những đặc trưng truyền thống văn hóa Hàn Quốc

Mỗi quốc gia đều có nét văn hóa truyền thống riêng biệt, là tín ngưỡng, phong tục truyền từ đời này sang đời sau. Văn hóa của người Hàn Quốc không chỉ phổ biến tại đất nước của họ mà còn xuất hiện phổ biến tại các nước khác. Chỉ cần nhìn vào là bạn sẽ biết ngay đó là văn hóa của Hàn Quốc, cụ thể:

Văn hóa trang phục của người Hàn Quốc

Nếu như người Việt Nam ta có văn hóa trang phục là áo dài - niềm tự hào dân tộc thì Hàn Quốc có Hanbok. Trong tiếng Hàn gọi là 한복 - “Hán Phục”. Văn hóa ăn mặc của người Hàn Quốc đặc trưng nhất thường sẽ xuất hiện vào các ngày quan trọng trong năm như lễ tết, lễ hội, ngày giỗ lớn,... Hanbok thường được mặc trong các dịp lễ hội, lễ tết, ngày giỗ,…

văn hóa ăn mặc của người hàn quốc

Từ thời đại Joseon cho đến nay, Hanbok đã có nhiều thay đổi để phù hợp hơn với người dân thời hiện đại. Tuy nhiên, họ vẫn giữ được nét đặc trưng, chỉ có ở đất nước xứ kim chi mà bạn bè quốc tế đều biết đến. 

Văn hóa nhà ở Hàn Quốc

Nhà ở truyền thống Hàn Quốc được gọi là Hanok. 

Mô hình Hanok

Từ thời xưa, người dân Hàn Quốc thường xây dựng nhà cửa theo hình chữ U, chữ L hoặc nhà ngang. Các khu nhà (phòng) được nối với nhau, xung quanh là một khoảng sân rộng để vui chơi. Hanok là kiểu nhà thấp, một tầng, hòa mình với thiên nhiên, tuy nhiên, họ có lắp đặt hệ thống sưởi dưới sàn để tránh mùa đông lạnh giá.

văn hóa xã hội hàn quốc

Cấu trúc của Hanok

Nhà Hanok truyền thống ở Hàn Quốc được xây dựng gồm 4 phần: 

- Bondang (khu nhà chính): Được xem là trung tâm của ngôi nhà. Nơi đây là chỗ sinh hoạt chung của những thành viên trong gia đình. Bondang được chia thành các phòng như phòng khách, phòng nghỉ, phòng bếp.

- An chae (nhà biệt lập): Dành cho các gia đình giàu có, họ thường xây dựng các khu An chae nằm ở sau khu nhà chính Bondang. 

- Sarang chae (Nhà cho khách): Ngoài khu vực cho các thành viên trong gia đình sinh sống thì người Hàn Quốc đã xây dựng thêm khu nhà dành cho khách ghé thăm. Nơi đây các vị khách sẽ được nghỉ ngơi, tuy nhiên gia chủ cũng có thể sống ở đây tùy thích. 

- Haengrang chae (không gian mở): Khu Haengrang chae, người Hàn Quốc thường tận dụng để trồng cây, nơi uống trà, hòa mình với thiên nhiên. 

Chất liệu Hanok

Người Hàn Quốc làm sàn nhà Hanok bằng gỗ, tường cũng làm bằng gỗ hoặc đất sét. Phần ngói Hanok sẽ là mái ngói hoặc mái tranh. Các góc của mái nhà thường được tạo hình thành những đường cong nhẹ. 

Ngôn ngữ & chữ viết

văn hóa của người hàn quốc

Ngôn ngữ và chữ viết Hàn Quốc ngày nay bắt nguồn từ thời vua Sejong. Vào những năm 1443 sau Công Nguyên, nhận thấy người dân xứ Hàn sử dụng tiếng Trung là phổ biến. Tuy nhiên, việc học lại rất khó khăn. Nhà vua Sejong đã cho nghiên cứu, sáng tạo và phát minh ra bảng chữ cái tiếng Hàn riêng với những nét đơn giản hơn. Đặt tên là Hunmin Jeong-eum có ý nghĩa là “Huấn dân chính âm”.

Bảng chữ cái Hangeul này về sau đã trở thành quốc ngữ và được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997. 

Phong tục tập quán Lễ hội truyền thống

Văn hóa Hàn Quốc đặc sắc còn được thể hiện thông qua các lễ hội hàng năm như:

Tết Nguyên đán

Không chỉ ở Việt Nam, Tết Nguyên đán cũng là ngày lễ lớn của người dân Hàn Quốc. Mọi thành viên trong gia đình sẽ cùng nhau về nhà ông bà, sum vầy, hội họp. Cùng chúc tết, cầu mong với điều hạnh phúc, tốt đẹp trong năm mới. 

Vào những ngày Tết Nguyên đán này, người Hàn Quốc sẽ ăn bánh tteok, uống canh với hy vọng có sức khỏe tốt và gặp nhiều điều may mắn. Ngoài ra, vào ngày tết còn có những trò chơi dân gian rất thú vị. 

hàn quốc văn hóa con người

Tết Nguyên Tiêu - Rằm tháng Giêng 

Từ thời xa xưa, người Hàn Quốc đã cho rằng: Ánh trăng trong đêm Rằm tháng Giêng đem lại nhiều may mắn. Vì vậy, vào Rằm tháng Giêng - Tết Nguyên tiêu, họ thường cầu mong sức khỏe và mùa màng bội thu. 

Trong ngày này, người Hàn Quốc còn ăn cơm ngũ cốc, uống rượu lạnh và ăn các loại hạt vỏ cứng với ý niệm xua đi tai ương và phòng ngừa các bệnh về da. Ngoài ra, nhiều người còn thả đèn để xua đi những điều không may mắn.

văn hóa của hàn quốc

Tết Trung Thu Lễ Chuseok

Tết Trung Thu (Lễ Chuseok) diễn ra vào ngày rằm tháng 8 âm lịch hàng năm. Được đất nước Hàn Quốc công nhận là một trong các lễ hội quan trọng nhất, khác với Việt Nam, Tết Trung Thu chỉ là một ngày lễ dành cho thiếu nhi. 

Lễ Chuseok là dịp để người dân Hàn Quốc cảm tạ trời đất cho mùa màng bội thu, cuộc sống sung túc. Ngoài ra, vào ngày này con cháu trong mỗi gia đình đều cũng sẽ tụ họp về nhà, về thăm ông bà, cha mẹ. 

Món ăn đặc trưng trong ngày Tết Trung Thu là bánh Songpyeon và chơi các trò chơi mang tính đồng đội như kéo co, múa Ganggangsullae.

văn hóa giao tiếp của người hàn quốc

Tết Đoan ngọ

Văn hóa Hàn Quốc không thể không nhắc đến Tết Đoan ngọ. Ngày Tết Đoan ngọ mùng 5 tháng 5 được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể thế giới. 

Vào ngày này, người Hàn Quốc thường gội đầu bằng lá cây diên vĩ, mục đích để xua đi những điều không may mắn. Ăn bánh cá Suritteok hoặc Yaktteok làm từ bột nếp, cá và lá ngải cứu. Nhiều hoạt động vui chơi mang đậm màu sắc văn hóa Hàn Quốc như Gut, múa mặt nạ, múa lông vũ, đấu vật, bập bênh,... 

văn hóa truyền thống hàn quốc

Xem thêm: Lễ nghi ăn uống của người Hàn Quốc - Có gì đặc biệt?

Văn hóa ẩm thực của người Hàn Quốc

Văn hóa và con người Hàn Quốc còn được thể hiện qua ẩm thực xứ Hàn. Là sự kết hợp giữa các nguyên liệu bình dị nhưng lại đem đến vị giác ngon miệng, độc đáo, ví dụ:

Rong biển

Rong biển có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, là món ăn thường ngày trong mỗi gia đình người Hàn Quốc. Một số món được làm từ rong biển phổ biến tại xứ sở kim chi như: Canh rong biển, kimbap, salad rong biển, gỏi rong biển,...

Kim chi

Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều biết đến kim chi Hàn Quốc. Là một món ăn kèm với nguyên liệu vô cùng đơn giản nhưng lại rất nổi tiếng và phổ biến. Hiện nay, Hàn Quốc có hơn 180 loại Kim-chi. Năm 2013, UNESCO đã công nhận “Văn hóa Kimjang - Văn hóa muối Kimchi” là di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

Súp canh 

Trong văn hóa ăn uống của người Hàn Quốc, món canh súp luôn là món không thể thiếu trong bàn ăn. Súp đậu phụ hầm cay với nguyên liệu chính là đậu hũ, rau, hải sản, thịt, kim chi và tương ớt (bột ớt) là phổ biến nhất.

Văn hóa Hàn Quốc hiện đại

Tôn giáo

Văn hóa Hàn Quốc tồn tại nhiều nền tôn giáo, tín ngưỡng:

  • Đạo Tin Lành: 19.7%
  • Phật Giáo: 15.5%
  • Đạo Công giáo: 7.9%
  • Phật giáo hiện đại và Nho giáo: 0.2%
  • Thiên Đường giáo: 0.1%
  • Các tôn giáo khác: 0.5%

Các di sản văn hóa thế giới của Hàn Quốc

Văn hóa của Hàn Quốc đã tồn tại qua hàng ngàn năm lịch sử. Cho đến ngày nay, người dân vẫn gìn giữ được những di tích văn hóa, những ngôi nhà, cố đô, cung điện nguy nga, tráng lễ, đậm thời vua chúa, hoàng cung.

Thêm vào đó, còn kết hợp giữa hiện đại và văn hóa truyền thống Hàn Quốc. Mang lại cho Du khách sự thích thú, mới lạ và ấn tượng khó quên. Tính đến năm 2019, Hàn Quốc đã được UNESCO công nhận tổng cộng 49 di sản thế giới, di sản tư liệu thế giới và di sản văn hóa phi vật thể.

Những nét hiện đại trong văn hóa Hàn Quốc

Ngoài truyền thông văn hóa Hàn Quốc thì nét hiện đại trong văn hóa cũng rất nổi tiếng:

Kỳ tích sông Hán

“한강의 기적” - Kỳ tích sông Hán. Đây là thuật ngữ chỉ thời kỳ 10 năm phát triển kinh tế đỉnh cao của Hàn Quốc (từ năm 1960 - 1970). Nhằm đánh dấu sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh, trở thành một trong bốn con rồng kinh tế tại Châu Á 1990.

Thành tựu văn hóa từ Kỳ tích sông Hán:

Thành công của Kỳ tích sông Hán là tiền đề giúp Hàn Quốc triển khai những nguồn lực vươn mình ra Quốc tế. Phối hợp đồng bộ và phát triển có hiệu quả các mục tiêu khác của đất nước.

Làn sóng Hallyu - Văn hóa âm nhạc / phim ảnh của người Hàn Quốc

Văn hóa Hallyu - Hallyu trong tiếng Hàn có nghĩa là làn sóng Hàn Quốc. “Han” - “한국” là Hàn Quốc và “Ryu” trong “류” có nghĩa là sóng. Hallyu dùng âm nhạc, phim ảnh để quảng bá hình ảnh, văn hóa Hàn Quốc, được đông đảo người nước ngoài yêu thích và đón nhận. Dòng chảy văn hóa Hàn Quốc ngày càng lan rộng và phổ biến trên toàn cầu.  

văn hóa hàn quốc du nhập vào việt nam

Làn sóng Hallyu mang hình ảnh tích cực, đậm bản chất xứ sở Kim Chi. Ban đầu, làn sóng này không có chủ đích của Chính phủ Hàn Quốc. Tuy nhiên sau sự nổi tiếng thì chính phủ đã nỗ lực liên kết làn sóng Hallyu với nét văn hóa dân tộc, mang hình ảnh đất nước, con người xứ Hàn ra cộng đồng Quốc tế. 

Xem thêm: Điều cấm kỵ ở Hàn Quốc - Mà bạn nên tránh 

Tính hiện đại trong văn hóa Hàn Quốc

Hàn Quốc phát triển với những khu đô thị, cơ sở hạ tầng hiện đại, sầm uất đặc biệt tại các thành phố lớn. Những nét đẹp truyền thống trong văn hóa Hàn Quốc một phần sẽ giữ nguyên và kế thừa, phần còn lại sẽ thay đổi để phù hợp hơn với thời đại mới. Nhà nước vẫn đang nỗ lực nâng cao chất lượng đời sống cho người dân, theo kịp sự phát triển nhân loại nhưng vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc. 

Văn hóa Hàn Quốc vẫn giữ giá trị truyền thống

Quan hệ huyết thống lấy gia đình làm trọng tâm 

Người Hàn Quốc rất xem trọng tình thân, gia tộc, mặc dù bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nhưng càng phát triển thành các tập đoàn lớn, vươn tầm quốc tế thì họ lại càng chú trọng đến gia tộc, được gọi là “Chaebol” Hàn Quốc. Tại những tập đoàn lớn, các thành viên trong gia đình luôn giữ quyền lãnh đạo là điều hết sức bình thường ở Hàn Quốc. Đây cũng được xem là một điểm đặc trưng tại xứ sở kim chi.

Văn hóa và con người Hàn Quốc

Văn hóa gia đình tại Hàn Quốc

Trong văn hóa xã hội Hàn Quốc, gia đình vẫn luôn là chỗ dựa vững chắc, là cái nôi nuôi dưỡng và phát triển toàn diện.

Gia đình là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, chính trị. Trong tất cả các mối quan hệ, huyết thống vẫn giữ vị trí trọng tâm. Xung quanh huyết thống sẽ họ hàng, láng giềng, đồng môn,...

Văn hóa giao tiếp của người Hàn Quốc

Văn hóa trật tự tôn ti, xem trọng sĩ diện, lễ nghi vẫn đậm nét trong tính cách người Hàn Quốc.

Tuy nhiên, văn hóa tôn ti vẫn đảm bảo tính hai chiều: người nhỏ nghe lời, phục tùng người lớn, vai vế cao ngược lại người vai vế cao cũng phải chăm lo và có trách nhiệm với người nhỏ hơn. Tạo nên sự gắn kết chặt chẽ, tình yêu thương trong mọi mối quan hệ. 

Văn hóa tự tôn dân tộc của người Hàn Quốc

Cho đến ngày nay, niềm tự tôn dân tộc vẫn còn tồn đọng mãi trong trái tim của mỗi người dân Hàn Quốc. Nhiều nghiên cứu văn hóa chỉ ra rằng, người Hàn Quốc phần lớn đều quen với sự cần cù, chăm chỉ và chịu được áp lực cuộc sống.

Thời gian làm việc trung bình mỗi tuần của người dân Hàn Quốc nhiều hơn các quốc gia khác. Theo số liệu của Cơ quan thống kê quốc gia Hàn Quốc thì người Hàn phải làm việc 46,9 h/tuần, trong khi đó người Mỹ chỉ làm 41h, người Pháp làm 36,2h hay Nhật Bản chỉ 38,1h/tuần.

so sánh văn hóa việt nam và hàn quốc

Văn hóa tâm linh của người Hàn Quốc

Hàn Quốc là đất nước “tìm đến đạo” nghĩa là chủ động tìm đến và cho phép du nhập đa đạo. Trong đó, Cơ Đốc giáo được xem là xu hướng của nền văn hóa hiện đại. Đạo Cơ Đốc đã có nhiều đóng góp đáng kể thúc đẩy truyền thống văn hóa Hàn Quốc hòa nhập vào dòng chảy hiện đại.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp quý độc giả hiểu biết sâu hơn về văn hóa Hàn Quốc. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết. Theo dõi https://duhochiast.com/ thường xuyên để cập nhật nhanh chóng các tin tức khác nhé!

TƯ VẤN ZALO MESSENGER BACKTOP
Đăng ký tư vấn

Học viên để lại thông tin sau đó trung tâm sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất