Tết Trung thu Hàn Quốc (Chuseok - 추석) là dịp lễ lớn, rất quan trọng đối với người Hàn Quốc. Ngoài lễ Tết Đoan ngọ (Dano - 단오) và Tết Nguyên đán (Seollal - 설날), người dân cũng được nghỉ lên đến 3 ngày vào Tết Trung thu. Nếu bạn là Du học sinh hoặc du khách đến với xứ sở kim chi vào ngày 14, 15 và 16 tháng 8 âm lịch hàng năm. Đọc ngay bài viết này để tìm hiểu rõ hơn ý nghĩa tết Trung thu ở Hàn Quốc, những đặc trưng, hoạt động truyền thống xứ Hàn nhé!
Hình ảnh những hoạt động đặc trưng vào ngày Tết Trung thu Hàn Quốc
Tết Trung thu Hàn Quốc còn có tên gọi khác là Hangawi - 한가위. Chữ “한” có nghĩa là rộng lớn và chữ “가위” có nghĩa là ở giữa. Vì vậy, 한가위 còn gọi là ngày lễ lớn vào mùa thu giữa năm. Trong tiếng Hán, Tết Chuseok được gọi là trọng thu giai tiết “仲秋佳節” và trọng thu tiết “仲秋節”. Hàng năm, Tết Trung thu ở Hàn Quốc diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Người dân được nghỉ cả 3 ngày 14, 15 và 16 để sum họp, quây quần ăn mừng bên nhau.
Từ thời xa xưa, tổ tiên người Hàn Quốc thường thu hoạch lúa chín vào mùa thu tháng tám hằng năm. Sau khi xong vụ mùa, họ sẽ tổ chức các cuộc vui chơi sum vầy, tận hưởng sau một khoảng thời gian dài vất vả làm lụng. Và vào ngày trăng tròn và lớn nhất năm, ngày 15/08 cũng là lễ hội chính thức. Người dân trong xóm làng tổ chức ăn mừng, nhảy múa, ca hát. Những hoạt động vào giữa năm này cũng được xem là nguồn gốc của Tết Chuseok ngày nay.
Vào đầu thời kỳ Tam Quốc, thời vua Yuri năm 24-27, vị vua thứ ba của triều đại Silla. Nhà vua đã tổ chức cuộc thi dệt vải tranh tài kèm theo đó là sự vui chơi, ăn uống vào 14 - 15/8 âm lịch. Thời gian cuộc thi dệt vải diễn ra là từ ngày 15/7 - 14/8 âm lịch. Người tham gia là những cung nữ trong cung, được phân chia thành các nhóm nhỏ. Nhóm chiến thắng sẽ nhận được phần thưởng lớn. Ngược lại, nhóm thua cuộc sẽ phải chuẩn bị những món ăn và biểu diễn ca hát. Từ đó, trong văn hóa người dân ngày Tết Trung thu ở Hàn Quốc luôn là ngày lễ lớn, được ưu tiên.
Ý nghĩa Tết Trung thu ở Hàn Quốc là tôn vinh nền nông nghiệp truyền thống. Tổ chức vào ngày trăng tròn và lớn nhất năm để tạ ơn trời đất đã cho mùa màng bội thu. Kết thúc mùa đồng áng cũ và sự khởi đầu, cầu mong mùa thu hoạch sau bội thu hơn. Ánh trăng tròn đầy tượng trưng cho sự dồi dào, đủ đầy, sung túc.
Mặt trăng xoay xung quanh mặt trời, từ lúc là vầng trăng non khuyết đến lúc tròn đầy nhất rồi lại khuyết. Cũng giống như việc đồng áng, từ lúc gieo mầm đến lúc thu hoạch lúa chín rồi lại gieo mầm. Sự tái sinh đến phát triển cao nhất rồi lại tái sinh. Vì vậy, hình ảnh mặt trăng tròn đầy xuất hiện cũng là lúc hưởng thành quả lao động nông nghiệp trước đó.
Lễ Chuseok ở Hàn Quốc gắn liền với các món ăn truyền thống là không thể thiếu. Cùng Du học Hiast điểm qua các món ăn đặc trưng nhất lễ Tết Trung thu tại Hàn Quốc nhé:
Ngày Tết Trung thu ở Hàn Quốc (Tết Chuseok) trên bàn ăn không thể thiếu bánh Songpyeon. Bánh được tạo nặn thành hình bán nguyệt, tượng trưng cho một tương lai rực rỡ và thành công. Người Hàn Quốc cho rằng những cô gái chưa chồng nặn bánh Songpyeon đẹp mắt sẽ dễ lấy được một người chồng tốt. Còn phụ nữ đã có chồng hoặc đang mang thai sẽ dễ dàng có những đứa con ngoan ngoãn, xinh đẹp. Do đó, người làm bánh Songpyeon trong quá trình làm đều rất tỉ mỉ, tập trung để làm ra những chiếc bánh Songpyeon đẹp nhất.
Songpyeon là món bánh được làm bằng các nguyên liệu như bột gạo, hạt dẻ, mè, lá vừng, bột quế, khoai lang, táo tàu,... Bánh được đặt trên lá thông khi cho vào nồi hấp, giúp Songpyeon (thông phiến) có vị thanh hơn. Thông phiến thường được làm vào buổi chiều tối trước ngày lễ Chuseok. Khi đó, tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ sum họp bên nhau để cùng làm bánh.
Tết Trung thu Hàn Quốc không thể thiếu bánh Songpyeon
Bánh Hangwa đòi hỏi người làm phải có tính thẩm mỹ, chỉnh chu khi xếp bánh. Trong nhiều dịp lễ quan trọng của người Hàn Quốc hay xuất hiện món bánh này. Nguyên liệu làm bánh Hangwa rất đơn giản chỉ bao gồm hoa quả, bột gạo, mật ong, rễ cây tạo màu tự nhiên.
Japchae còn gọi là miến xào, nguyên liệu chính là miến luộc sau đó xào chung với các loại rau củ đầy màu sắc và thịt. Ngoài Tết Trung thu Hàn Quốc thì các ngày lễ khác, món ăn Japchae cũng thường xuất hiện nhiều trên bàn ăn.
Không chỉ Japchae miến xào, Toranguk món canh khoai sọ cũng xuất hiện trong dịp lễ Tết Trung Thu Hàn Quốc. Trong tiếng Hán, quả khoai sọ được gọi là “土卵” thổ noãn. Trước khi hầm chung khoai sọ với thịt bò, bạn cần luộc qua với nước muối hoặc nước vo gạo để loại bỏ chất nhớt bên ngoài.
Bánh Jeon - bánh kếp thực hiện rất đơn giản, không cần làm tỉ mỉ như bánh Songpyeon. Bạn chỉ cần bột mì pha loãng và có thể trộn thêm nguyên liệu tùy ý. Trộn đều tay và rán giòn là xong, có thể cho thêm hành lá lên trên cho đẹp.
Hình ảnh bánh Jeon vào ngày Tết Trung thu Hàn Quốc
Bulgogi là món thịt bò hoặc thịt heo đã được tẩm ướp gia vị rồi nướng áp chảo. Ăn kèm với rau xà lách, kim chi, dưa leo hoặc trộn cùng cơm làm món cơm trộn.
Người Hàn Quốc thường hay ướp ngọt, bulgogi phù hợp với những người không ăn cay. Dùng món bulgogi ngày lễ Chuseok tụ họp gia đình là rất hợp lý.
Xem thêm: Văn hóa uống rượu của người Hàn Quốc - Bạn đã biết chưa?
Ngày Tết Trung thu ở Hàn Quốc còn gọi là Tết đoàn viên. Tất cả mọi thành viên trong gia đình dù đang ở đâu cũng sẽ tụ họp về nhà. Mọi người sum họp, vui đùa, ăn uống cùng nhau và không thể thiếu cùng nhau làm các hoạt động truyền thống dưới đây:
Trong ngày Tết Trung thu Hàn Quốc, người dân xứ Hàn rất quan trọng lễ cúng gia tiên - Charye (차례). Cũng giống như Tết Seollal - 설날 - Nguyên đán, lễ Chuseok mỗi nhà đều sẽ cúng gia tiên để tưởng niệm, biết ơn tổ tiên của mình. Trong Tết Nguyên đán, món bánh canh gạo (Tteokguk - 떡국) là món ăn đặc trưng trên bàn cúng. Tết Trung thu món ăn đặc trưng lại là cơm được nấu từ loại gạo mới (mới thu hoạch từ mùa vụ trước), bánh songpyeon và rượu truyền thống Hàn Quốc.
Ngoài việc cúng gia tiên thì người Hàn Quốc còn đi viếng mộ tổ tiên, được gọi là Seongmyo (성묘). Trong khi viếng mộ thì người Hàn Quốc cũng sẽ làm Beolcho (벌초) dọn cỏ xung quanh phần mộ. Sau khi dọn cỏ, dọn vệ sinh xong họ sẽ bày mâm lễ lên phần mộ bao gồm hoa quả, bánh, ngũ cốc hoặc cơm gạo (từ vụ mùa thu hoạch trước). Người Hàn Quốc viếng mộ ngày Tết Trung thu cũng giống như việc tảo mộ vào dịp Tết của người Việt Nam.
Hình ảnh người dân xứ Hàn biết ơn tổ tiên của mình vào ngày Lễ Trung thu Hàn Quốc
Hiện nay, tục Olgesimni (올게심니) treo ngũ cốc khô trước cửa nhà không còn xuất hiện nhiều, chỉ còn ở các gia đình vùng quê. Trước lễ Chuseok, người dân sẽ treo lúa, hạt kê và cao lương vừa mới thu hoạch lên cột cửa hoặc cột nhà phía trước cổng. Khi làm tục Olgesimni, họ sẽ mời tất cả hàng xóm đến để ăn mừng cùng với rượu và thức ăn. Ngoài ra, ngũ cốc sau khi dâng lên đền thờ hoặc cúng gia thần, thổ địa (가신 – 家神) cũng sẽ mang ra cho hàng xóm dùng. Bởi Olgesimni hay ngày Tết Trung thu Hàn Quốc đều mang ý nghĩa vui chơi, tụ họp, chúc mừng cho một mùa vụ bội thu.
Xem thêm: Nữ có nên đi xuất khẩu Hàn Quốc - Góc giải đáp
Ngoài tưởng nhớ và biết ơn tổ tiên thì người dân xứ sở kim chi còn tiến hành các hoạt động vui chơi tập thể để chúc mừng như:
Ganggangsullae (강강술래) là bài múa được thực hiện bởi những người phụ nữ Hàn Quốc. Họ sẽ mặc đồ truyền thống Hanbok (한복) tạo thành một vòng tròn rồi cùng nhau múa hát. Ngày Tết Trung thu ở Hàn Quốc cũng là ngày trăng tròn nhất trong năm. Đỉnh cao cái đẹp của ánh trăng nên người Hàn Quốc ví như thời kỳ đỉnh cao của những người phụ nữ “khai hoa nở nhụy”. Đó cũng là lý do điệu múa này người tham gia phải xếp thành hình tròn.
Tết Trung thu Hàn Quốc tùy thuộc vào từng vùng miền sẽ có trò chơi Juldarigi (줄다리기) hay không. Trò chơi thể hiện sự đoàn kết tập thể, tinh thần đồng đội cao nhằm gắn kết tình làng nghĩa xóm. Giữa các thôn làng sẽ chia thành từng đội thi đấu kéo co với nhau, không phân biệt độ tuổi. Càng nhiều người chơi thì sợi dây kéo co sẽ càng to. Kèm theo đó là tiếng trống dồn dập, hối hả, tiếng hò hét, cổ vũ làm tăng thêm sự nhiệt huyết, sôi động.
Khác với trò chơi Juldarigi (줄다리기) có thể có hoặc không thì trò chơi Ssireum (씨름) đấu vật lại không thể thiếu. Ssireum thể hiện bản lĩnh của các đấng mày râu Hàn Quốc. 2 đô vật sẽ tìm cách vật ngã đối phương trong phạm vi cho phép bằng sức mạnh của mình. Người chiến thắng đấu vật trong lễ Chuseok sẽ được trao huy chương là người khỏe nhất (Jangsa - 장사). Thêm vào đó, còn được trao thêm phần thưởng là 1 con bê hoặc gạo, vải vóc.
Tết Trung thu Hàn Quốc với các hoạt động vui chơi, gắn kết tình yêu thương
So sánh Tết Trung thu Việt Nam và Hàn Quốc: Nhìn chung người Hàn Quốc rất đề cao lễ Chuseok, xem nó quan trọng như ngày Tết Nguyên Đán đầu năm. Còn người Việt Nam ta xem Tết Trung thu chủ yếu là cho các em nhỏ vui chơi, rước lồng đèn. Nếu bạn đến đất nước Hàn Quốc vào dịp Tết Trung thu thì nên lưu ý nhé!
Tham khảo: Văn hóa chào hỏi của người Hàn Quốc - Bạn đã biết chưa?
Bạn có thể thử ngay các câu chúc Tết Trung thu Hàn Quốc phổ biến ngay dưới đây:
즐거운 추석 맞이하세요: Chúc bạn đón lễ Trung thu vui vẻ nhé.
즐거운 명절 추석입니다: Mùa lễ Chuseok hạnh phúc nhé.
넉넉한 한가위 맞으세요: Chúc bạn đón một mùa trung thu dồi dào sung túc.
풍성한 한가위 보내세요: Chúc bạn có một Tết Trung thu an khang thịnh vượng.
더도 말고 덜도 말고 한가위만 같아라: Đừng nhiều mà cũng đừng ít hãy tròn đầy như trăng rằm.
한가위를 맞아 마음 속까지 훈훈해지는 가슴 따뜻한 시간 보내시기를 기원합니다: Nhân ngày Chuseok chúc bạn có thảnh thơi ấm áp nhé.
풍성한 한가위 보름달처럼 당신의 마음도 풍성해졌으면 좋겠습니다: Chúc bạn cũng ngập tràn sức sống giống như ánh trăng rằm tròn đầy.
온 가족이 함께하는 기쁨과 사랑가득한 한가위 되시길 기원합니다: Chúc toàn thể gia đình có kỳ nghỉ lễ Tết Trung thu niềm vui và đầy tình yêu thương.
즐겁고 뜻깊은 한가위 되시기를 기원합니다: Chúc bạn một mùa nghỉ lễ Trung thu hạnh phúc và nhiều niềm vui.
Như vậy, với những thông tin về ngày Tết Trung thu Hàn Quốc mà Du học Hiast đã tổng hợp ở trên. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn khi giao tiếp với người Hàn Quốc vào dịp lễ Chuseok này. Theo dõi https://duhochiast.com/ thường xuyên để cập nhật nhanh chóng các tin tức Hàn Quốc khác nhé!